Cùng tìm hiểu Nguy cơ bị ung thư sau ghép thận, chi tiết bài viết:
Sau ghép phải sử dụng lâu dài các loại thuốc ức chế miễn dịch và tỉ lệ nguy cơ bị ung thư ước tính là 80%, nếu ghép sau 10 năm là 20%.
PGS-TS-BS Trần Ngọc Sinh, Trưởng khoa Ngoại-Tiết niệu – BV Chợ Rẫy, cho biết ghép thận là một trong các phương pháp điều trị thay thế tối ưu cho những bệnh nhân bị suy thận mạn giai đoạn cuối. Nhưng sau ghép thận người bệnh phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch (UCMD) nên luôn đối mặt với nhiều tác dụng phụ của thuốc và những biến chứng của chúng, đặc biệt là mắc các loại ung thư. Ung thư sau ghép thận là vấn đề không mới của thế giới nhưng ở Việt Nam thì đây là nghiên cứu đầu tiên và được trình bày tại Hội nghị ung thư toàn quốc lần thứ XV mới đây tại TP.HCM.
Đã có 16 trường hợp mắc ung thư
Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu BV Chợ Rẫy và BV Ung bướu, từ tháng 12-1992 đến 5-2012, có 540 trường hợp sau ghép thận đến theo dõi tại BV Chợ Rẫy. Trong đó 250 ca ghép tại BV Chợ Rẫy, 290 ca từ các trung tâm khác. Đặc biệt, 16 ca ung thư được phát hiện sau ghép 2-7 năm, trong đó có ba ca ghép tại Chợ Rẫy và 13 ca ghép từ các nơi khác. Có bảy nam và chín nữ, tuổi nhỏ nhất là 25, lớn nhất là 60.
Sau thời gian theo dõi điều trị, đã có 11 ca ung thư tử vong do bệnh ung thư di căn, biến chứng nhiễm trùng, suy kiệt… Ngoài ung thư, họ còn kèm lao phổi, lao cột sống, béo phì, đái tháo đường, viêm gan siêu vi B, ghép thận lần hai do thải ghép…
Ghép thận là phương pháp duy nhất giúp người suy thận mạn kéo dài sự sống nhưng nếu không theo dõi kỹ sau ghép, nhiều nguy cơ gây nên các bệnh khác khiến tình trạng trầm trọng hơn. Ảnh: TÙNG SƠN
PGS-TS-BS Trần Ngọc Sinh cho rằng giai đoạn từ 1995 đến 2005 là khởi đầu nên chưa có đủ kinh nghiệm về cách sử dụng thuốc, theo dõi và đánh giá bệnh. Chưa có nhiều dạng thuốc UCMD… Mặt khác, ở nước ngoài có chuyện mua bán thận nên bệnh nhân đi ra nước ngoài thì thường ghép khác HLA (kháng nguyên bạch cầu) mặc dù cùng nhóm máu. Do đó, sau ghép họ phải uống thuốc UCMD liều cao, việc này lý giải vì sao có đến 13 ca ghép ngoài BV Chợ Rẫy bị ung thư sau ghép. Đã có 16 trường hợp ung thư là đáng báo động để giới y học quan tâm.
Cũng theo PSG Sinh, trong các loại ung thư sau ghép thận, đáng sợ nhất là ung thư da. Có trường hợp ghép từ người chết cho thận ở Trung Quốc về, bị ung thư da, cứ cắt da thì 5-6 tháng sau da mới mọc lên, lại cắt tiếp. Thứ đến là ung thư Sarcoma Kaposi (khối u ác tính xuất hiện trên da), ung thư lưỡi…
Ngoài việc do thuốc UCMD thì tỉ lệ ung thư sau ghép cao hay thấp còn tùy thuộc vào sự đáp ứng của từng người bệnh khác nhau với thuốc. Đặc biệt, điều trị ung thư sau ghép càng khó khăn hơn trên cơ địa suy giảm miễn dịch và vì thế sẽ làm gia tăng tỉ lệ tử vong.
Phải theo dõi chặt chẽ
Các bác sĩ lưu ý: Một mặt, duy trì nồng độ thuốc UCMD ở mức giới hạn cao nhằm kéo dài đời sống thận ghép nhưng đời sống và chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng cần phải được quan tâm. Mặt khác, sử dụng thuốc UCMD vừa đủ để chống thải ghép, giảm liều hoặc chuyển đổi thuốc khi có chỉ định. Ngoài ra, cần xét nghiệm định kỳ tầm soát ung thư. “Một người sau ghép phải được theo dõi chặt chẽ, tái khám, đo các chỉ số cơ thể, liều dùng thuốc UCMD và đánh giá sự thay đổi. Do đó, yêu cầu người theo dõi bệnh nhân phải có kiến thức sâu về ung thư” – PGS Sinh cho biết.
Điều trị bệnh ung thư, tùy theo loại ung thư, ngoài việc phẫu thuật cắt bỏ khối bướu, người bệnh còn phải trải qua những liệu pháp điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật như xạ trị, hóa trị…. Tác dụng phụ của xạ và hóa trị kết hợp với các thuốc UCMD sẽ làm tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh sau ghép. Do đó, sử dụng thuốc UCMD như thế nào để hạn chế các biến chứng sau ghép là điều mà các thầy thuốc cần phải quan tâm. “Tốt nhất là nên dùng thuốc UCMD thế hệ mới, nó vừa không gây ung thư thận, vừa chữa khỏi ung thư” – PGS Sinh khuyến cáo.
Theo thống kê hằng năm của mạng lưới ghép thận tại Hoa Kỳ, các loại ung thư thường gặp là Carcinoma ở da, Melanoma, Lymphoma, ung thư gan, thận. Thời gian phát hiện bệnh là trên một năm sau ghép. Các loại thuốc UCMD thường dùng là ATG (anti thymoglobulin), CsA, Tacrolimus, Azathioprin, Mycophenolate Mofetil… được sử dụng chủ lực trong việc chống thải ghép sau ghép thận. Tuy nhiên, tác dụng phụ của nó là rối loạn lipid máu, viêm gan, suy thận, đái tháo đường, nhiễm vi trùng, vi nấm, siêu vi… Đặc biệt, các loại thuốc này có khả năng làm phát sinh các dạng bệnh ung thư sau ghép trên bất kỳ cơ quan nào: gan, thận, phổi, hạch, đường tiêu hóa, da… |
DUY TÍNH
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- Spotify Premium trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
- Đăng ký zoom giá rẻ
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google