Cùng tìm hiểu Những cảnh không nên có ở khu di tích ngã ba Đồng Lộc, chi tiết bài viết:
Kỷ niệm 45 năm chiến thắng ngã ba Đồng Lộc, nơi ghi dấu sự hy sinh của 10 cô gái thanh niên xung phong anh hùng và là nơi đặt tượng đài bất tử của lực lượng thanh niên xung phong cả nước. Lần về lại dấu tích lịch sử thiêng liêng này, bên cạnh niềm tiếc thương vô hạn với các anh hùng liệt sỹ, khách thập phương không khỏi chạnh buồn vì ý thức bảo vệ di tích có một không hai này.
Ngổn ngang bao chiến tích xưa bị quên lãng
Chúng tôi đến thăm ngã ba Đồng Lộc vào những ngày cận ngày lễ Quốc khánh khi đất nước đang rạo rực trong không khí tưởng nhớ những anh hùng liệt sỹ đã có công với đất nước. Những gì nhìn thấy ở ngã ba Đồng Lộc khiến chúng tôi không khỏi ngậm ngùi.
Ngã ba Đồng Lộc sau 45 năm đã hoàn toàn đổi khác, từ mảnh đất chết năm xưa nay đã thành bảo tàng khổng lồ của một lực lượng thanh niên xung phong. Những hố bom sâu hoắm ngày nào sau một thời gian tái tạo lại đã nhanh chóng bị cỏ dại che lấp khiến nhiều người không còn nhìn ra đó là hố bom hay vũng nước. Dường như những chiến tích hào hùng xưa kia đã đi vào quên lãng. Những quả bom chết được lắp ghép thành một mô hình chiếc máy bay nằm đè lên phù điêu hình ảnh quân và dân ta đang chiến đấu vô
hình trung lại trở thành điểm tựa cho các bạn trẻ trèo lên tạo hình. Những chiếc xe chuyên dụng, khẩu pháo dù đã tháo rời một số bộ phận cũng chịu chung số phận. Đứng trước các chiến tích một thời, các bạn trẻ “diễn” đủ các động tác phản cảm để tạo dáng: Hết xoạc hai chân ngồi vắt vẻo trên khẩu pháo, rồi lại ôm đầu khẩu pháo kiểu thách thức bắn…
Tất cả các hành động đó đều không có nhắc nhở nào từ phía những người làm công tác bảo vệ di tích. Khách đến thăm có thể tự ý thể hiện các hành động ngẫu hứng một cách “quái” nhất nếu muốn.
Chứng tích chiến tranh đang dần rỉ sét.
Đáng buồn hơn, chiếc máy bay AD6 của thủy quân lục chiến Mỹ cũng trở thành điểm cho trẻ con chơi… trốn tìm. Cùng với các hiện vật đang xuống cấp do thời gian, ý thức của con người cũng góp phần khiến cho nơi linh thiêng này bị hư hại. Mặc dù nơi đây có một đội ngũ hùng hậu các cán bộ, nhân viên làm công tác hướng dẫn, trông coi di tích nhưng không khó để tìm những dòng chữ được viết, vẽ vô tội vạ trên các hiện vật.
Ngay tại hố bom ghi dấu sự hy sinh của 10 nữ thanh niên xung phong đầy thiêng liêng, làm xúc động bao nhiêu người cũng mọc lên một cửa hàng di động bán vàng mã, hương, nến. Khách tham quan đến khu di tích này cũng bị các loại dịch vụ chèo kéo: Bán hương, chụp ảnh, trẻ em chạy theo xin tiền, bán hàng rong rất nhộn nhịp.
Ở một nơi linh thiêng, nơi mà cha ông ta đã đổ từng giọt máu để góp phần làm nên chiến thắng và giành độc lập cho nước nhà, thay vì bày tỏ sự tôn kính, trân trọng thì thế hệ con cháu lại “hồn nhiên” làm những việc đáng xấu hổ như vậy. Hiện tượng đáng buồn này không chỉ thể hiện sự thiếu ý thức, thiếu văn hóa của một số người, nhất là người trẻ tuổi mà còn cho thấy sự buông lỏng quản lý của các cán bộ quản lý khu di tích.
Tiêu khiển với chiến tích lịch sử?
Khi khám phá bên trong chiếc máy bay AD6 của thủy quân lục chiến Mỹ ở ngã ba Đồng Lộc, chúng tôi mục sở thị một không gian đầy chiến tích của lũ trẻ. Trên thành tường máy bay chi chít các dòng chữ và những hình vẽ. Từ hình mặt người cười nhăn răng, hình đầu người tóc dựng đứng, đầu lâu, xương chéo cho đến những hình vẽ còn mang tâm hồn rất trẻ thơ là hai người bạn dắt tay đi học đến hình ảnh gia đình, bông hoa… Toàn bộ những bức hình không đầu, không cuối đó đều được “trưng bày” trong chiếc
máy bay AD6 như cuộc triển lãm tranh ngầm của lũ trẻ địa phương.
Ngoài các “tác phẩm” là những hình vẽ, lũ trẻ cũng không quên ghi dấu ấn lên trên chiếc máy bay nhiều dòng chữ nghuệch ngoạc với đủ nội dung. Những câu nói trêu chọc, nói xấu nhau được các tác giả nhí viết lên thành máy bay. Những cái tên được “khắc” trong chiếc máy bay lịch sử như Hồng, Liên, Ngoan, Hai, Tý, Hoa xuất hiện ở mọi chỗ trên thành bao ngay mặt ngoài máy bay. Những câu như “Th. đã từng đến đây”, “H. thích N. lắm!”, cũng xuất hiện không ít ở mặt ngoài chiếc máy bay khiến cho những
du khách đứng tuổi đến thăm di tích phải nhíu mày khi nhìn ngắm chiếc máy bay lịch sử.
Một điều khiến tác giả bài viết băn khoăn là nếu bình thường thì một người lớn nặng 50kg không thể cho đầu lọt qua một lỗ hổng ở đuôi máy bay để chui vào trong được nhưng một đứa trẻ tầm 10 tuổi có thể chui vào trong đó dễ dàng. Chính vì thế, chiếc máy bay AD6 đã trở thành một chỗ chơi lý thú của bọn trẻ. Chúng tìm mọi cách chui vào trong chiếc máy bay đó. Nam, 10 tuổi, đã 3 lần vào trong máy bay AD6 khi đi cùng bố mẹ đến đây vô tư nói với chúng tôi: “Vào trong đó có rất nhiều thứ hay và
thích thú để chơi. Cảm giác rất bí hiểm nên cháu rất muốn vào. Cháu có thể thoải mái cất giữ bí mật, những thứ bố mẹ cháu không biết, bạn cháu không biết, cháu có thể viết để cất giấu trong đó. Có lần cháu rủ cả bạn chui vào máy bay để chơi trò chơi mà bình thường chúng cháu hay bị cấm. Được cầm súng nước bắn nhau trong đó như thủ lĩnh chúng cháu rất sướng. Không bị bố mẹ mắng, không bị các cô, các chú quản lý nhắc nhở, chúng cháu tha hồ chơi và không muốn về”.
Đến gần phía đuôi chiếc máy bay AD6, đúng như Nam kể, ở đây đang có ba đứa trẻ đang hồn nhiên nô đùa. Chúng đang hù dọa nhau với những tiếng cười giòn tan. Dù chúng tôi đã lên tiếng nhắc nhở nhưng các em vẫn không để tâm, tiếp tục với trò chơi của mình. Chứng kiến những điều này, chúng tôi cảm thấy buồn. Trẻ nhỏ không hiểu hết ý nghĩa của chiến tích lịch sử đã đành, nhưng còn những người lớn, tại sao không nhắc nhở chúng? Hơn nữa, chạy nhảy, nô đùa ở trong một chiếc máy bay đã cũ, bọn trẻ có
thể gặp rất nhiều rủi ro…
Bình Minh – Văn Hiếu
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- Spotify Premium trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
- Đăng ký zoom giá rẻ
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google