Cùng tìm hiểu Những câu chuyện rơi lệ về lòng tốt, chi tiết bài viết:
Trong cuộc sống bon chen này, bên cạnh những thói hư, tật xấu, những kẻ thờ ơ, cơ hội vẫn còn nhiều nghĩa cử đẹp, đáng khâm phục. Và đôi khi những nơi mà thường bị cho là thấp hèn lại là những nơi để cho chúng ta phải cảm phục về sự giản dị và thật thà.
Chủ quán trà đá đuổi theo khách trả lại 10.000 đồng
Chuyện xảy ra ở một quán trà đá trên đường Phạm Hùng (đoạn đối diện với bến xe Mỹ Đình).
Anh Lê Văn Khiêm, khách của quán trà đá và là người chứng kiến câu chuyện kể lại: “Có một chú SV bắt xe đi về quê và tranh thủ lúc chờ xe cũng ngồi uống nước chè như tôi, khi xe gần tới thì chú này trả tiền rồi leo lên xe.
Người chồng bán hàng, trong khi người vợ tranh thủ chợp mắt trên cái võng mắc phía sau. Khi tính tiền thì người chồng tính nhầm cho chú SV kia là 26.000, sau khi chú kia lên xe thì người vợ tỉnh dậy hỏi lại là tính tiền những gì thì tính ra hết có 16.000.
Chủ quán trà đá cầm vì đuổi theo khách trả lại 10.000 đồng. |
Vẻ mặt buồn rười rượi khi không tìm thấy khách để trả tiền. |
Cô này cầm ví đuổi theo chiếc xe khách đang bò ra đường (vì đi chậm bắt khách) thế nhưng bao nhiêu xe mà chả biết chú SV kia đi xe nào. Chị tìm chú SV kia trên 4-5 cái xe mà không gặp thì quay lại với vẻ buồn bã.
Tôi động viên chị: “Thôi chị ạ, quan trọng là mình thật thà là được rồi, bây giờ hiếm gặp người như chị”. Chị bảo: “Thương chúng nó là sinh viên như con chị, không có tiền mà lại bị mất oan 10 nghìn”.
Người bán xôi ngóng khách để… trả lại tiền
Câu chuyện được chia sẻ trên facebook kể về người bán xôi tốt bụng, tìm khách để trả lại tiền vì lỡ bán xôi bị hỏng mà không biết. Người khách trong câu chuyện kể: “Ở gần nhà mình có một đôi vợ chồng rất trẻ và cô con gái bé đến thuê nhà và mở quán bán xôi sáng. Hàng ngày người ta mang cả một thúng xôi đủ loại đến và mẹ bé chỉ việc đong bán thôi.
Một lần mình sang mua 2 gói xôi xéo. Nhưng mang về nhà thì thấy đậu xanh đã bị chua. Mình lặng lẽ bỏ 2 gói xôi đi vì chắc cô bán xôi không biết.
Chiều qua, khi đi chợ ngang qua nhà họ. Hai mẹ con bé đang đứng trước cửa. Nhìn thấy mình mẹ bé gọi ầm lên: cô ơi, cô ơi, cháu mong cô mãi. Gì thế hả cháu? Cô ơi cháu xin lỗi cô. Hôm trước đậu bị chua ạ. Cháu bán gần hết, còn ế một ít, cháu ăn nốt mới phát hiện ra cô ạ. Không sao đâu cháu. Cháu không biết cơ mà. Cô ơi, ngày nào cháu cũng chờ cô đi qua. Cô cho cháu xin lỗi và cho cháu gửi lại cô tiền xôi ạ. Nói rồi hai mẹ con chạy ngay vào nhà lấy 20.000 mang ra. Cháu đã trả lại được tiền cho nhiều cô, nhiều bác rùi. Chờ mãi hôm nay cô mới qua.
Mình định không nhận nhưng nghĩ lại rất nhanh và vui vẻ nhận lại 20.000 đồng từ tay hai mẹ con. 20.000 này thật là qúy giá. Nó làm mình cảm động sâu sắc và vui ghê lắm. Mẹ bé cũng vui lắm”.
Vợ chồng đồng nát trả lại 10 cây vàng nhặt được
Câu chuyện xảy ra vào đầu năm 2013, vợ chồng anh Tiến Bắc ở Quốc Oai (Hà Nội) làm nghề thu mua đồng nát. Một lần đang phân loại đồng nát thì anh Bắc phát hiện một chiếc túi bên trong có 10 cây vàng, trong đó có 5 cây còn nguyên, 5 cây còn lại là vàng thành phẩm.
Anh Bắc và vợ. |
Đợi vợ đi gom đồng nát về anh mới hỏi: “Hôm trước mình mua sắt vụn ở đâu mà người ta lại sót vàng ra ngoài?”. Lúc đầu vợ anh không tin, khi anh đưa mười cây vàng còn nguyên ra thì vợ anh mới bàng hoàng rằng: Chết thật, đống tài sản lớn của người ta thế này… mỗi ngày mua không biết bao nhiêu người, biết của ai mà trả”.
10 cây vàng là một tài sản kếch xù so với thu nhập từ buôn đồng nát của hai vợ chồng. Nhưng anh chị không tham, mà quyết chờ người đánh rơi đến tìm để trả. Anh không loan tin cho một ai biết. Theo anh thì khi biết tới sẽ có nhiều kẻ gian sẽ tới nhận vơ, còn chưa kể những kẻ xấu kề dao vào cổ cướp đi thì thành ra mình mang tiếng. Đó là tài sản lớn nên kiểu gì người ta cũng sẽ tới tìm.
Đúng như dự tính, khoảng nửa tháng sau, anh Bắc thấy có một đôi vợ chồng xuất hiện trước cửa nhà mình. Hỏi ra đúng là chủ nhân của 10 cây vàng, anh chị liền trả lại ngay.
Người bán mít rong kêu gọi “đừng hôi của”
Sự việc xảy ra vào cuối tháng 2 năm 2014, tại bùng binh giao nhau giữa các đường Hoàng Văn Thụ – Trần Lê, 3 Tháng 2 và Trần Phú thuộc phường 4, TP Đà Lạt, một thanh niên khoảng 30 tuổi vừa rút tiền từ cây ATM bước ra đã làm rớt một xấp tiền mệnh giá 100.000 đồng xuống đường. Gió lớn nên thổi tiền bay tứ tung trên mặt đường nhựa.
Chị Sơn vừa giúp nhặt tiền vừa kêu gọi mọi người “giúp người ta đi, đừng hôi của” |
Hai anh xe ôm và một chị bán hàng rong gần ngã tư lao ra đường vừa nhặt tiền vừa kêu gọi người đi đường: “Nhặt tiền giùm người ta đi! Giúp người ta đi, đừng hôi của!…”. Người thanh niên mừng rỡ đón những tờ tiền người dân nhặt lại trao cho và rối rít cảm ơn. Chỉ trong nửa phút, anh thanh niên đã thu lại đủ số tiền bị rơi gần 4 triệu đồng.
Chị Phan Thị Kim Sơn, người bán mít bên đường giúp nhặt tiền, tâm sự rằng suốt hai năm bán mít ở vỉa hè, mọi người xung quanh luôn đối xử tốt với chị. Nhiều khi có việc gấp phải chạy về nhà, chị để nguyên tủ mít đi về, quay ra mọi thứ vẫn còn nguyên nên “muốn sống “tệ” cũng không được, mọi người tốt vậy mà.
K. Minh (tổng hợp)
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- elsa pro trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google