Cùng tìm hiểu Những chiến binh Việt ấn tượng trên thị trường du lịch trực tuyến, chi tiết bài viết:
Từ việc đặt, thanh toán và huỷ dịch vụ đều có thể dễ dàng thực hiện qua kênh trực tuyến, đây là đặc điểm của các nền tảng Online Travel Agency (OTA), các công ty hay đại lý du lịch trên nền trực tuyến.
Việt Nam gần đây đã xuất hiện khá đầy đủ các nền tảng OTA khác nhau, phục vụ hiệu quả hàng triệu lượt du khách, trước hết ở thị trường nội địa phục vụ cho những người nói tiếng Việt, song cũng có những OTA hoàn toàn khác biệt.
Mũi tên sớm nhắm vào thị trường nội địa Chudu24
Ra đời từ năm 2008, Chudu24 tự giới thiệu mình là dịch vụ đặt khách sạn với liên kết đến gần 2.000 khách sạn trong nước và trên 160.000 khách sạn quốc tế.
Sinh sau, đẻ muộn hơn những “ông lớn” toàn cầu như Agoda, Booking nhưng lợi thế của Chudu24 là việc am hiểu thị trường nội địa với một giao diện tiếng Việt dễ sử dụng.
Một khách sạn của Singapore được quảng cáo như một nơi nghỉ ngơi sang trọng. Ảnh: Chudu24
OTA này có các đối tác thanh toán bằng thẻ từ các tổ chức Visa Card, Master Card, American Express và OnePay giúp cho việc thanh toán trực tuyến khá đa dạng và đơn giản.
Đồng sáng lập và cũng là Tổng giám đốc của Chudu24 là ông Trần Minh Phương, một người giỏi tiếng Anh và có nhiều kinh nghiệm trong ngành du lịch. Đồng sáng lập còn lại, đồng thời là Giám đốc Điều hành của công ty, chị Đặng Phương Dung cũng là một người có nhiều kinh nghiệm quản lý liên quan đến các trang web thương mại điện tử, mạng xã hội.
“Máy bay giấy” iVivu
Vi vu là một từ tiếng Việt dễ hiểu, còn chữ i cũng có nhiều cách tiếp cận đơn giản như đó là chữ viết tắt của từ internet, hoặc intelligent (thông minh)… công ty sử dụng biểu tượng là chiếc máy bay giấy này ra đời từ năm 2011 và cũng được chuyên biệt hoá để phục vụ người Việt.
Đây là hệ thống đặt phòng khách sạn trực tuyến hiện đại, liên doanh giữa tập đoàn Thiên Minh (Việt Nam) và tập đoàn Wotif (Australia).
iVivu liên kết tới 2.500 khách sạn tại Việt Nam và hơn 30.000 khách sạn quốc tế, tập trung khai thác vào các khách sạn xếp hạng từ 2 sao đến 4 sao với mức giá cạnh tranh.
Tập Yoga ven hồ bơi tại Đà Nẵng. Ảnh: iVivu
iVIVU.com là thành viên của Tập đoàn TMG Việt Nam, tập đoàn này hiện sở hữu các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường như Buffalo Tours, Hàng không Hải Âu, Victoria Hotels and Resorts…
Giám đốc điều hành của iVivu là Đỗ Thị Thuý Hằng, “con nghiện” du lịch và có bằng MBA (thạc sĩ quản trị kinh doanh) từ Đại học Harvard.
Gotadi
Sáng lập và thành viên Hội đồng Quản trị Gotadi là ông Lương Hoài Nam, cựu Tổng Giám đốc Jetstar Pacific, Gotadi tập trung quảng cáo cho một vài điểm nhấn như “giá vé máy bay rẻ nhất” và “khách sạn tốt nhất”.
Nền tảng này chính thức được giới thiệu vào năm 2014 với 2 năm chuẩn bị với tham vọng cung cấp những dịch vụ du lịch toàn diện và trực tuyến chỉ trên duy nhất một trang mạng.
Gotadi được hẫu thuẫn và phát triển bởi HG Holdings là tập đoàn chuyên quản lý và đầu tư trong lĩnh vực lữ hành và dịch vụ du lịch tại Đông Dương với 14 văn phòng đại diện tại Đông Dương, Châu Âu và Châu Úc. HG là tổng đại lý bán vé (GSA – General Sales Agent) của American Airlines (hãng hàng không lớn nhất thế giới), Turkish Airlines (hãng hàng không tốt nhất Châu Âu) đồng thời là đại lý cấp 1 của Vietnam Airlines, Thai Airways, Qatar Airways, Singapore Airlines, Asian Airlines…
Tổng giám đốc của Gotadi là bà Nguyễn Thu Hà, một người khá trẻ và yêu du lịch.
Trải nghiệm địa phương trên khắp toàn cầu Triip.me
Trong các OTA do người Việt sáng lập, Triip.me dường như có nhiều điểm khác biệt nhất, giao điện chỉ có tiếng Anh, kết nối những người yêu du lịch đến với người dân địa phương, Triip.me có thể gọi là “Uber trong ngành du lịch”.
Công ty được thành lập vào năm 2013 bởi vợ chồng Lâm Thị Thuý Hà và những người bạn, Triip.me đang gia tăng số lượng người sử dụng và các hướng dẫn viên trên 86 quốc gia.
Những khách hàng của Triip.me trong chuyến du lịch tại Huế. Ảnh: Triip.me
Chị Thuý Hà và chồng đã từng “chơi tất tay” khi bán căn nhà của mình và sử dụng tiền tiết kiệm cá nhân để xây dựng Triip.me, ngay khi mới ra mắt, Thuý Hà hi vọng giá trị của Triip.me sẽ lên tới 2,5 triệu USD. Tuy nhiên, sau khi được các hãng thông tấn và tạp chí uy tín như CNN, Wall Street Journal đánh giá cao, con số này có thể đã vượt lên.
Nhà đầu tư đầu tiên của Triip me đơn giản chỉ là một người tới từ Singapore, ông là một du khách tới TP Hồ Chí Minh thông qua Triip.me để đặt chỗ tại một lớp thư pháp, hiện tại, các nhà đầu tư lớn của Triip.me không được tiết lộ nhưng bạn có thể thấy choáng ngợp khi truy cập vào địa chỉ này.
Tân binh đang chờ thử thách Tripi
Đây là sản phẩm mới được ra mắt vào tháng 4/2016 của Hiệp hội Lữ hành Việt Nam (VISTA) và công ty Cổ Phần Phát triển Công Nghệ Thương mại và Du Lịch (TETTO).
Tripi là từ ghép của Trip (chuyến đi) và chữ i đầu tiên từ Internet, đây là nền tảng cung cấp các dịch vụ đặt phòng trực tuyến, mua tour du lịch với giao diện tiếng Việt thân thiện, Tripi có sức cạnh tranh mạnh khi hướng đến nhóm người sử dụng tại thị trường Việt Nam.
Người dùng luôn được miễn phí khi sử dụng Tripi nhưng các đối tác là doanh nghiệp, về lâu dài sẽ phải chia sẻ lợi nhuận với nền tảng này với khung thoả thuận chưa được tiết lộ.
Phó Tổng giám đốc của TETTO, đơn vị phát triển Tripi khẳng định: “Chúng tôi sở hữu những kỹ sư và nhà nghiên cứu người Việt xuất sắc, từng làm việc tại các trung tâm công nghệ hàng đầu trên thế giới như IBM, Yahoo Labs… Chúng tôi muốn chứng minh rằng người Việt chúng ta, tại môi trường Việt Nam, có thể xây dựng được những sản phẩm công nghệ không kém các quốc gia hàng đầu trên thế giới, giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn”.
Ban đầu, Tripi đã thu hút được 18 doanh nghiệp đăng ký “lên sàn” và sẽ còn rất nhiều thử thách cho nền tảng mới mẻ này.
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- elsa pro trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google