Cùng tìm hiểu Quản chặt, giảm bệnh tật và rủi ro, chi tiết bài viết:
SKĐS – Bao cao su (BCS) có tác dụng bảo vệ kép, vừa giúp tránh thai ngoài ý muốn, vừa phòng, tránh HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Bao cao su (BCS) có tác dụng bảo vệ kép, vừa giúp tránh thai ngoài ý muốn, vừa phòng, tránh HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Thế nhưng hiện nay BCS bán trên thị trường tự do lại chưa được kiểm soát đầy đủ về chất lượng…
Nhu cầu sử dụng BCS ở nước ta
Thông tin tại Hội thảo về chất lượng BCS ở Việt Nam do Bộ Y tế và UNFPA tổ chức mới đây tại Hải Phòng cho biết, hiện nay nhu cầu sử dụng BCS trong cả nước khoảng 200 triệu chiếc mỗi năm. Nhu cầu sử dụng BCS ngày một tăng và đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm.
Kiểm tra chất lượng BCS.
Đối với công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai tăng từ 53,2% năm 1988 lên 76,2% hiện nay, trong đó, tỷ lệ sử dụng BCS cũng tăng từ 2,2% năm 1998 lên 13,6% hiện nay. Các xu hướng dân số, phát triển kinh tế – xã hội cũng cho thấy nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ sức khỏe sinh sản đang ngày một tăng, đặc biệt là về các biện pháp tránh thai trong đó có BCS.
Trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, mặc dù nước ta đã khống chế thành công dịch HIV ở giai đoạn tập trung, với tỷ lệ hiện nhiễm HIV dưới 0,3% trên tổng dân số. Tuy nhiên tỷ lệ hiện nhiễm HIV của gái mại dâm đường phố ở các thành phố lớn vẫn cao: 20% ở Hà Nội, 23% tại Hải Phòng và 16% tại TP. Hồ Chí Minh. Số liệu gần đây cũng cho thấy có sự chuyển dịch về đường lây truyền HIV chính từ dùng chung bơm kim tiêm sang quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ. Và, tỷ lệ lây truyền HIV qua đường tình dục trong 5 năm qua đã tăng gấp đôi ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, từ 38% năm 2006 lên 76% năm 2012. Cho đến nay, việc dùng BCS vẫn là biện pháp can thiệp giảm tác hại hiệu quả nhất trong phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục.
Được biết, hiện ở nước ta, 15% BCS được cung cấp bởi nguồn viện trợ và từ Chương trình DS-KHHGĐ (được tuân thủ theo qui trình kiểm định nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm, nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả cho người sử dụng); 85% số BCS còn lại được thị trường tự do đáp ứng (hầu hết thông qua nhập khẩu, tập trung tại các thành phố lớn rồi phân phối lẻ cho người sử dụng…) thì lại chưa được cơ quan nào kiểm tra về chất lượng.
Một nghiên cứu về đánh giá chất lượng BCS trên thị trường tự do ở Việt Nam do Tổ chức Crown Agents (Anh) thực hiện mới đây ở nước ta cho biết, có 26% số mẫu BCS (lấy tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh) không đạt tiêu chuẩn chất lượng như bị thủng, nổ không khí, không đạt tiêu chuẩn về số lượng chất bôi trơn, kích thước (chiều dài) của BCS…
Hệ lụy từ việc sử dụng BCS kém chất lượng
Ông Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết, BCS có chất lượng kém sẽ kéo theo nhiều hệ lụy. Hiện tượng bị thủng, nổ không khí (giãn, nứt hoặc vỡ trong quá trình sử dụng) sẽ dẫn đến việc có thai ngoài ý muốn, làm lây truyền HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Không đạt tiêu chuẩn chất lượng về số lượng chất bôi trơn sẽ làm cho BCS sớm bị lão hóa, giòn qua thời gian làm cho chất lượng BCS bị suy giảm nhanh, hơn nữa còn làm đau đớn trong quá trình sử dụng (nhất là đối với gái mại dâm).
Ngoài ra, BCS kém chất lượng còn không được kiểm soát về những hóa chất (chưa được lưu hóa hết còn bám trên bề mặt sản phẩm) và latex được sử dụng trong BCS có khả năng gây nhiễm độc cho người sử dụng. Có khoảng 500 chủng loại protein trong latex và khá nhiều loại gây dị ứng, mặc dù tần suất dị ứng này ít gặp, khoảng 1/1 triệu ca nhưng khi xảy ra có thể gây tử vong…
Quản lý thế nào?
Theo Tổng cục DS-KHHGĐ, những bất cập trong quản lý chất lượng BCS trong thời gian qua là do buông lỏng việc kiểm tra BCS nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam (kiểm soát đầu vào chưa được quan tâm chú trọng). Hoạt động kiểm tra liên ngành mới chỉ tập trung vào việc kiểm tra về nhãn mác, nguồn gốc, hóa đơn… mà chưa chú trọng đến kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Để tăng cường quản lý chất lượng BCS trong thời gian tới, trước hết cần phải sửa đổi, xây dựng các văn bản pháp luật, hành lang pháp lý liên quan tới vấn đề này và tăng cường công tác thanh kiểm tra, hậu kiểm chất lượng BCS.
Cụ thể, BCS phải được đưa vào danh mục hàng hóa cần đảm bảo an toàn cho người sử dụng (Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc phạm vi được phân công quản lý của Bộ Y tế – Danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2 theo Thông tư 44/2011/TT-BYT ngày 6/12/2011 của Bộ Y tế); Xây dựng thông tư công bố quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các loại sản phẩm, hàng hóa là phương tiện tránh thai nói chung và BCS nói riêng nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Quy chuẩn quốc gia này áp dụng cho tất cả các hoạt động liên quan đến BCS; Xây dựng, ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ Y tế và Bộ Công Thương quy định nội dung, trình tự, thủ tục phối hợp trong quản lý chất lượng BCS làm căn cứ trong kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm trong hoạt động thương mại đối với BCS và tổ chức kiểm tra chất lượng BCS đang được người dân sử dụng với mọi mục đích…
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập:
- mua tài khoản zoom không giới hạn
- mua discord nitro tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
Tham khảo:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- hướng dẫn tài liệu kinh doanh
- Minecraft optifine là gì
Nguồn:
- Huondan365 – oao.vn – google