Cùng tìm hiểu Sâm đại hành có chữa được ung thư máu?, chi tiết bài viết:
Thời gian gần đây, nhiều người rỉ tai nhau về công dụng thần diệu của loại thảo dược có tên “Sâm đại hành”. Nhiều người cho rằng, loại cây thuốc này có cả tác dụng chữa trị ung thư máu.
Các chuyên gia cho biết, sâm
đại hành là loại thảo dược được dùng từ lâu trong dân gian. Tuy nhiên,
loại cây này chỉ nghiêng về tác dụng bổ phế. Ảnh minh họa
Chỉ là loại thảo dược có tác dụng bổ phế
Trên mạng Internet lan truyền khá nhiều thông tin về sâm đại hành
và những tính năng đặc hiệu của nó. Nhiều người khá xôn xao với thông
tin, loại cây này chữa được nhiều bệnh, trong đó có: Thiếu máu, ho, viêm
phế quản, vẩy nến, á sừng, tổ đỉa… và cả ung thư máu. Ban đầu khi những
thông tin về sâm đại hành mới xuất hiện, loại sâm này được nhiều người săn lùng. Hiện giá loại sâm này đang ở mức trên, dưới 200.000 đồng/kg.
Lương y Tăng Văn Quang, Phó Chủ tịch hội
Đông y huyện Hóc Môn (TPHCM) từng đưa ra ý kiến về loại sâm này: “Tham
khảo các tài liệu về loại thảo dược này, chúng tôi không thấy công dụng chữa bệnh ung thư máu. Trong kinh nghiệm dân gian cũng như Y học cổ truyền, sâm đại hành
có vị ngọt nhạt, tính hơi ấm có tác dụng tư âm dưỡng huyết, chỉ huyết
sinh co, chỉ khái.
Y học cổ truyền dùng nó trị thiếu máu, vàng da, hoa
mắt, nhức đầu, mệt mỏi, băng huyết, ho ra máu, thương tích lưu huyết,
ho, ho lao, ho gà, viêm họng cấp và mạn,… Tuy có khả năng chữa bệnh
thiếu máu, nhưng khả năng chữa bệnh ung thư máu thì không thấy nhắc đến.
Trên thế giới cũng không có thông tin, nghiên cứu nào nói cây này có
thể chữa ung thư máu”.
BS Nguyễn Trung Cấp – Trưởng khoa Cấp
cứu (BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương) chia sẻ, ông chưa gặp trường
hợp nào ngộ độc sâm đại hành. Tuy nhiên, cũng chưa thấy tài liệu khoa
học nào khẳng định loại cây này có tính năng điều trị ung thư máu.
Mất cơ hội sống vì dùng thảo dược bừa bãi
Cũng theo BS Nguyễn Trung Cấp, hiện các
trang mạng thường quảng cáo quá sự thật về nhiều loại thảo dược. Điều đó
rất nguy hiểm, dẫn tới việc nhiều người săn lùng các cây thuốc để bán.
Không loại trừ trường hợp có những người đi thu hái cây thuốc mà không
có kinh nghiệm dẫn đến việc thu hái sai hoặc hái lẫn các loại cây có
độc.
Việc thu hái bừa bãi, khâu sao tẩm, bảo
quản tại nhiều cơ sở Đông y lại không đảm bảo nên dẫn đến tình trạng
thuốc bị nhiễm độc, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng.
Tuần qua, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã có 2 bệnh nhân tử vong vì dùng thuốc Đông y bừa bãi.
Trường hợp thứ nhất đang điều trị viêm gan thì bỏ thuốc chuyển sang
dùng một loại nấm được truyền miệng là “chữa bách bệnh”. Bệnh nhân này
đã suy gan trầm trọng, hôn mê và tử vong sau vài ngày điều trị tại viện.
Một bệnh nhân khác (72 tuổi, ở Hải
Phòng) cũng được chuyển đến BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong
tình trạng hôn mê, mắt vàng đậm, suy gan nặng. Người nhà bệnh nhân cho
biết, trước khi vào viện, gia đình được một người quen đi Sapa về và
tặng một túi chè dây.
Cả gia đình đều uống nhưng bệnh nhân nói trên uống
nhiều nhất. Sau 2 -3 ngày uống nước chè dây, bệnh nhân đã phải nhập
viện. Các bác sĩ xác định, bệnh nhân bị ngộ độc và chỉ có chè dây là sản
phẩm bất thường nhất mà bệnh nhân này sử dụng.
Hiện tỷ lệ bệnh nhân ngộ độc thuốc Đông y
phải nhập viện khá cao. Có nhiều người không thể xác định được ngộ độc
do vị thuốc gì vì dùng nhiều loại thuốc đã được tán nhỏ, không tên tuổi,
xuất xứ. Các bác sỹ khuyến cáo, việc dùng các loại thảo dược cũng cần
cẩn trọng, nên mua tại các cơ sở uy tín, không nên mua ở thị trường trôi
nổi hay thông qua sự mách bảo.
Sâm đại hành còn gọi là tỏi lào, tỏi đỏ, |
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- Spotify Premium trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
- Đăng ký zoom giá rẻ
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google