Cùng tìm hiểu “Sốt” cây bá bệnh “tráng dương, cường thận”, chi tiết bài viết:
Gần đây, nhiều người ở Tây Ninh tìm mua cây bá bệnh đem về từ Campuchia được cho là vị thuốc tráng dương, cường thận.
Nhiều điểm bán cây bá bệnh mọc lên, khiến người mua khó phân biệt được đâu là cây bá bệnh thật, đâu là cây giả. Nhưng có lẽ ít ai biết được rằng nếu uống độc vị cây bá bệnh hoàn toàn không có tác dụng “ông uống bà khen” như nhiều người lầm tưởng, thậm chí có trường hợp nó còn gây hại cho sức khoẻ.
Tôi có quen một cán bộ đang công tác ở huyện Châu Thành. Khoảng hơn một năm gần đây, cứ mỗi lần đơn vị ông tổ chức tiệc tùng là ông đem rượu đế ngâm cây bá bệnh ra đãi.
Ông tỏ ra rất tâm đắc với sản phẩm này. Ông khoe rượu này rất quý, do đích thân ông đi tìm mua cây bá bệnh và đem về sao rồi ngâm với rượu cao độ mới được như thế.
Nói về tác dụng của loại rượu này, ông khẳng định chắc nịch: “Ông uống bà khen”. Không biết tác dụng của nó có đúng như ông nói hay không nhưng tôi thấy hầu hết khách được mời đều đua nhau uống, mặc dù vị đắng của nó làm cho mất vị giác, khiến các món ăn đều trở nên đắng nghét, không còn mùi vị gì nữa. Nghe kể, đi dự cuộc nhậu nào, ông cán bộ nọ cũng đem rượu bá bệnh theo uống, chứ nhất định không chịu dùng các loại rượu khác.
Bạn tôi, một thanh niên còn độc thân, không rõ nghe lời đồn đãi về “thần dược” ấy như thế nào mà cũng đi mua một mớ rễ cây bá bệnh đem về nhà chặt thành từng lát nhỏ, phơi khô, sao vàng rồi cất vào lọ cẩn thận. Mỗi ngày anh lấy ra một nhúm bỏ vào ấm nấu nước uống thay trà. Những ngày đầu anh bỏ nhiều nên uống không nổi vì đắng quá. Sau đó, anh giảm dần liều lượng và vẫn kiên trì dùng vì anh tin rằng nó có tác dụng tráng dương cường thận.
BS Lê Hoàng Dũng, Trưởng ban chuyên môn Hội Đông y Tây Ninh kể rằng: có một số bệnh nhân, do không chịu nổi vị đắng của cây bá bệnh nên đã nghĩ ra cách dùng thuốc thành phẩm. Có người mua về uống mỗi ngày hai, ba lần, mỗi lần từ mười lăm đến hai mươi viên. Hậu quả là bệnh nhân bị tiêu chảy liên tục, dẫn đến kiệt sức.
Quan sát thử, chúng tôi thấy thỉnh thoảng lại có người đến mua. Người một vài ký, người một vài cây. Hỏi thăm, họ đều bảo đem về uống cho khoẻ. Anh Lượng, một người thường chở cây bá bệnh đến bán ở khu vực này cho biết, anh mua lại cây bá bệnh ở Campuchia, đem về bán với giá 30.000 đồng/kg. Trung bình mỗi ngày anh bán được 20 – 30kg. Ngày nào chịu khó chở xuống TPHCM thì bán được khoảng 50kg.
Khoảng ba tháng nay, ở trước cổng sân bóng đá huyện Hoà Thành cũng xuất hiện tình trạng bày bán cây bá bệnh khá “quy mô”. Cây bá bệnh bày bán ở đây có ba loại: loại để nguyên gốc, loại đã xắt ra thành từng lát mỏng và loại đã chế biến thành viên.
Bà Mỹ, năm nay 56 tuổi, ngụ ấp Hiệp Hoà, xã Hiệp Tân, huyện Hoà Thành – người bán các sản phẩm cây bá bệnh tại đây cho biết: “Mới ngày hôm qua, có một ông đi xe ô tô đến đây mua 30 kg, gửi về miền Bắc làm quà tặng cho bà con”. Giá bán cây bá bệnh ở đây có nhiều mức: loại để nguyên gốc 30.000 đồng/kg, loại đã xắt lát mỏng 40.000 đồng/kg và loại đã chế biến thành viên lên đến 200.000 đồng/kg.
Điều đáng nói là mặc dù bà Mỹ chẳng có chút chuyên môn nào về y dược nhưng bà vẫn vô tư hướng dẫn cho khách cách bào chế, liều lượng sử dụng cây bá bệnh chẳng khác nào thầy thuốc chuyên nghiệp.
Những lúc đi vắng, bà gửi lại cho người em gái làm nghề bán nước mía bên cạnh trông coi và bán giùm. Chị này cũng thao thao hướng dẫn khách hàng cách sử dụng cây bá bệnh.
Còn một điều đáng băn khoăn nữa là, trong hai loại thuốc đã vạt ra và đã chế biến thành viên, lấy gì bảo đảm 100% nguyên liệu đều là cây bá bệnh? Bởi có khá nhiều cây rừng, cây thuốc nam khác có hình dáng tương tự như cây bá bệnh, chẳng hạn như hoàng bá, lồng mức… Với sản phẩm thuốc viên, cũng không thấy ghi rõ những thông tin cần thiết như thành phần, hàm lượng, cách dùng, tác dụng, địa chỉ sản xuất, thời hạn sử dụng…
Không nên dùng bừa bãi
Trao đổi ý kiến với chúng tôi về việc sử dụng cây bá bệnh, BS Lê Hoàng Dũng cho biết: Cây bá bệnh (còn gọi là cây bách bệnh, mật nhân/ mật nhơn hay hậu phác nam, tên khoa học là Eurycoma longifolia), thuộc họ thanh thất.
Theo dân gian, cây bá bệnh băm nhỏ, tẩm rượu, sao vàng dùng để trị chứng mệt mỏi, thiếu máu, ăn uống không tiêu, no hơi, đầy bụng, tức ngực, nghẹn, khó thở, tay chân tê nhức, nôn mửa, tả lỵ, cảm ho, phong nhiệt, giải say rượu, tẩy giun, ghẻ lở, ngứa.
Theo khoa học, cây bá bệnh có khả năng làm tăng tiết testosteron (hoóc-môn giới tính nam) giúp nam giới tăng cường chức năng sinh lý và sức khoẻ tình dục, bổ sung năng lượng cơ thể, giảm mệt mỏi, giảm stress, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa khối u và phòng chống lão hoá.
Tuy nhiên, nhiều người- nhất là quý ông không nghiên cứu kỹ về cây bá bệnh, cứ vô tư dùng cây bá bệnh ngâm với rượu hoặc sao vàng rồi nấu nước uống mong đạt hiệu quả tráng dương cường thận, đó là cách hiểu sai lầm.
Vì nếu dùng độc vị, cây bá bệnh chỉ có tác dụng mát gan, giải độc và chữa một số bệnh thông thường khác chứ không hề có tác dụng “ông uống bà khen”. Muốn có tác dụng tăng tiết testosteron giúp nam giới tăng cường chức năng sinh lý và sức khoẻ tình dục thì phải dùng chung với một số loại thuốc khác một cách khoa học.
Cũng theo BS Lê Hoàng Dũng, một điều đáng lưu ý nữa là chỉ nên dùng những loại thuốc tăng cường chức năng sinh lý đối với những người đã qua tuổi trung niên (từ 50 tuổi trở lên, khi sức khoẻ tình dục đã giảm xuống) hoặc đối với những bệnh nhân có vấn đề về sinh lý. Còn đối với những người đang tuổi thanh thiếu niên, sức khoẻ tình dục bình thường thì không nên lạm dụng, vì sẽ có hại.
“Tốt nhất, trước khi muốn trị bệnh gì, uống loại thuốc gì, mọi người cần đến thầy thuốc khám bệnh và uống thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc, không nên uống bừa bãi. Nếu không, sẽ bị tiền mất tật mang một cách oan uổng”- BS Dũng khuyên.
Theo Đại Dương – Báo Tây Ninh
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- elsa pro trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google