Cùng tìm hiểu Tạo khả năng “thần giao cách cảm” cho động vật, chi tiết bài viết:
Các nhà khoa học Mỹ đã phát triển được một dạng thần giao cách cảm thô sơ ở động vật bằng cách giúp một cặp chuột truyền được những chỉ dẫn cho nhau chỉ thông qua trí não.
Nhờ các chip siêu nhỏ được cấy vào não để giao tiếp, hai con chuột đã có thể hợp tác và cùng giải quyết các câu đố đơn giản, mặc dù trong một thí nghiệm, chúng ở cách xa nhau hàng ngàn dặm.
Các nhà nghiên cứu đã dùng điện cực gắn kết não của 2 con chuột, một ở Mỹ (phải) và một ở Brazil (trái), cho phép chúng cùng nhau giải quyết các vấn đề. (Ảnh: Daily Mail)
Miguel Nicolelis, người đứng đầu cuộc nghiên cứu và là người tiên phong trong việc nghiên cứu về các giao diện não sinh vật – máy tính, nhấn mạnh, công trình của ông và các cộng sự là bước đầu tiên hướng tới việc liên kết nhiều bộ óc để hình thành một “máy tính hữu cơ” hay “mạng não”, cho phép chia sẻ thông tin giữa các nhóm động vật.
Trong các thí nghiệm, nhóm của ông Nicolelis đã cấy những điện cực tí hon vào não của hai con chuột, giúp một con có khả năng truyền hướng dẫn cho con còn lại dù được nhốt trong một cái chuồng riêng biệt.
Con chuột đầu tiên – “kẻ mã hóa” – được dạy tìm nước trong chuồng bằng cách phản hồi đèn và ấn một cái đòn bẩy nhất định. Bộ não của nó được kết nối với con chuột thứ hai – “kẻ giải mã” – vốn không được cho thấy các tín hiệu ánh sáng.
“Kẻ giải mã” chỉ dựa vào các hướng dẫn qua não, nhưng khi được kích thích vẫn ấn đúng đòn bẩy để nhận được phần thưởng trong 70% thời gian của thí nghiệm. Kết quả này cho thấy, đây không phải là sự tình cờ mà do sự hướng dẫn từ bộ não của con chuột thứ nhất.
Điều đáng ghi nhận là, sự thông tin liên lạc giữa các con chuột này dường như hai chiều. “Kẻ mã hóa” không nhận được toàn bộ phần thưởng nếu “kẻ giải mã” đưa ra lựa chọn sai. Và vì vậy, con chuột này trở nên quyết đoán hơn và phát đi các tín hiệu não rõ ràng hơn.
Thử nghiệm thứ hai liên quan đến việc phân biệt giữa các khe cửa hẹp và rộng bằng cách sử dụng râu mép của cặp chuột. Một lần nữa, các tín hiệu được truyền từ một con chuột đã giúp con còn lại có hành động đúng và nhận được phần thưởng.
“Nghiên cứu của chúng tôi đối với vùng vỏ não chuyên trách cảm giác của con chuột giải mã cho thấy, não của nó bắt đầu xử lý thông tin không chỉ dành riêng cho các râu mép của mình mà còn phụ trách các râu mép của con chuột mã hóa”, tiến sĩ Nicolelis cho biết thêm.
Thí nghiệm trên được lặp lại với một cặp chuột khác, một ở thành phố Durham của Mỹ và một ở Natal, Brazil. Bằng cách ghi lại sóng não của một con chuột và truyền tải chúng qua Internet tới một con chuột khác, các nhà khoa học đã có thể thay đổi hành vi của con chuột thứ hai bất chấp khoảng cách rất xa nhau.
Các nhà nghiên cứu tuyên bố, đây là ví dụ đầu tiên về một dạng “giao diện não tới não”, mở ra triển vọng về việc một ngày nào đó, động vật và con người có thể đọc được suy nghĩ của nhau. Tuy nhiên, một số người bày tỏ lo ngại về việc thành công của nghiên cứu có thể dẫn tới việc phát triển dạng thức kiểm soát tư duy nào đó trong tương lai.
______________________________
*Mọi liên hệ về bài tin với chuyên mục Khoa học, xin gửi đến
email:
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập:
- mua tài khoản zoom không giới hạn
- mua discord nitro tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
Tham khảo:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- hướng dẫn tài liệu kinh doanh
- Minecraft optifine là gì
Nguồn:
- Huondan365 – oao.vn – google