Cùng tìm hiểu Thiết thực, hiệu quả, chi tiết bài viết:
TP HCM và các tỉnh đã phối hợp triển khai nhiều giải pháp liên kết tiêu thụ hàng hóa, đầu tư phát triển sản xuất, thương mại…, mang lại nhiều kết quả tích cực và dần đi vào chiều sâu
Sáng 11-4, tại TP HCM đã diễn ra hội nghị tổng kết chương trình Hợp tác thương mại giữa TP HCM với các tỉnh, thành miền Đông và Tây Nam Bộ.
Các bên cùng có lợi
Ông Đặng Văn Lớp, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Long An, cho rằng Long An đã được hưởng lợi từ thị trường TP HCM. Chương trình bình ổn thị trường TP HCM và chương trình kết nối cung – cầu đã tạo điều kiện thuận lợi để Long An tiêu thụ nông sản. Ban đầu là thu mua, sau đó là bao tiêu rồi tiến đến đầu tư vốn, con giống, bao tiêu tiêu thụ. Những công ty trong chương trình bình ổn như Ba Huân, San Hà, Vissan… đầu tư vào Long An giúp nông dân Long An ổn định đầu ra sản xuất với giá cả hợp lý.
Thông qua chương trình ký kết hợp tác, hàng hóa của các tỉnh, thành đã đến được với TP HCM và các tỉnh, thành khác. Ông Nguyễn Văn Thừa, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Anh Đào (tỉnh Lâm Đồng), cho biết hơn 80% sản lượng rau của HTX tiêu thụ ở TP HCM và chủ yếu thông qua hệ thống siêu thị Co.opmart. Hơn 3 năm nay, Saigon Co.op đã đầu tư vài chục tỉ đồng cho HTX mở rộng diện tích trồng rau, giúp nông dân ổn định sản xuất và mạnh dạn đầu tư công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, cung ứng cho thị trường.
Một trong những hiệu quả có thể nhìn thấy rõ là thông qua hợp tác thương mại, hàng hóa các tỉnh, thành đã vượt khỏi ranh giới địa phương mình, tiến về TP HCM và nhiều tỉnh, thành khác. Ông Tạ Minh Sơn, Giám đốc siêu thị Tứ Sơn (tỉnh An Giang), cho rằng chương trình là cầu nối để nhà sản xuất và nhà bán lẻ gặp nhau. “70% – 80% doanh thu của siêu thị là từ mặt hàng của TP HCM. Nói cách khác, nếu không hợp tác với các doanh nghiệp (DN) TP HCM thì chúng tôi không có gì để bán” – ông Sơn chia sẻ.
Liên hiệp HTX Thương mại TP (Saigon Co.op) được lãnh đạo các địa phương hỗ trợ phát triển hệ thống siêu thị Co.opmart và đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành Đông – Tây Nam Bộ, qua đó giúp các địa phương thực hiện bình ổn thị trường, đưa hàng Việt Nam đến tay người tiêu dùng và đưa hàng Việt về nông thôn. Quan trọng hơn, việc hợp tác đã tạo điều kiện cho nhà phân phối liên kết với các hộ sản xuất, HTX, DN để tiêu thụ sản phẩm của các địa phương, đưa sản phẩm địa phương đến nhiều vùng miền trên cả nước thông qua hệ thống 68 siêu thị Co.opmart ở 36 tỉnh, thành.
Hướng tới hợp tác chiều sâu
Trên cơ sở những thành quả đạt được trong năm 2013, năm 2014, chương trình hợp tác thương mại giữa TP HCM và các tỉnh tiếp tục được triển khai. Theo , Phó Chủ tịch UBND TP HCM, trọng tâm của chương trình là đẩy mạnh công tác kết nối cung – cầu hàng hóa; hỗ trợ, khuyến khích DN TP HCM ứng vốn đầu tư cho sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Song song đó, tìm hiểu chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư của các tỉnh, thành, giới thiệu DN uy tín của TP HCM mở rộng đầu tư xây dựng nhà máy, chuồng trại, phát triển mạng lưới phân phối… Kết nối các ngân hàng TP HCM với DN tỉnh, thành, trọng tâm là kết nối 3 bên: ngân hàng – DN bình ổn thị trường – chuỗi cung ứng bình ổn thị trường là DN, HTX, hộ nuôi trồng…
Các địa phương hiện đang rốt ráo xúc tiến kế hoạch hợp tác mới. “Ngoài việc ký kết hợp tác về kinh tế – xã hội giữa tỉnh An Giang và TP HCM, đầu năm nay chúng tôi đã trực tiếp ký kết với Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) xây dựng dự án chăn nuôi bò để cung cấp bò thịt cho SATRA, đồng thời tổ chức sản xuất thông qua hỗ trợ của SATRA. Song song đó, đẩy mạnh bán hàng vào hệ thống của Saigon Co.op (năm 2013, doanh thu từ bán hàng cho Saigon Co.op chiếm 70 tỉ đồng), ký kết ứng dụng công nghệ cao vào việc xây dựng vùng nguyên liệu để cung ứng hàng hóa đạt chất lượng cho Saigon Co.op” – bà Mai Thị Ánh Tuyết, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh An Giang, cho biết.
Theo ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, việc hợp tác thương mại không chỉ giúp DN tiêu thụ sản phẩm mà còn giúp nông dân thay đổi dần tập quán sản xuất. Ông Hoan kiến nghị TP HCM hỗ trợ các địa phương về thông tin dự báo thị trường để giảm thiểu tình trạng nông dân sản xuất chạy theo tâm lý đám đông, nhờ đó giảm thiệt hại do được mùa, mất giá.
8.300 tỉ đồng cho 64 DN
Nói về kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường TP HCM năm 2014, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng (NH) Nhà nước Chi nhánh TP HCM, cho biết năm nay là năm thứ 2 TP không phải ứng vốn cho DN bình ổn. Trước đây, DN được vay tối đa 15% vốn lưu chuyển với lãi suất 0%, 85% còn lại phải vay với lãi suất cao thì nay ngoài mức lãi suất ưu đãi của chương trình, 85% còn lại cũng được các NH hỗ trợ cho vay với lãi suất thấp. Ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Công ty Vissan, cho rằng việc chuyển đổi hình thức hỗ trợ vốn từ cho vay lãi suất 0% thành kết nối cho DN vay vốn ưu đãi từ NH đã giúp DN thoát khỏi thói quen ỷ lại, “dứt sữa” cho DN và tạo được sức cạnh tranh mới.
Tại hội nghị, 8 NH thương mại đã ký kết cho 64 DN tham gia chương trình bình ổn thị trường TP HCM vay 8.300 tỉ đồng với lãi suất ưu đãi. NH Sacombank cũng ký kết với đại diện 7 tỉnh, thành miền Đông – Tây Nam Bộ về việc hỗ trợ chương trình tập huấn kỹ năng bán hàng cho tiểu thương.
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập:
- mua tài khoản zoom không giới hạn
- mua discord nitro tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
Tham khảo:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- hướng dẫn tài liệu kinh doanh
- Minecraft optifine là gì
Nguồn:
- Huondan365 – oao.vn – google