Cùng tìm hiểu Thức ăn ngon, vị thuốc quý từ một số loại cá nước ngọt, chi tiết bài viết:
SKĐS – Trong các loại cá nước ngọt dùng để làm thực phẩm ăn hàng ngày có những loại cá vừa là thức ăn bổ dưỡng tốt, vừa là vị thuốc quý dùng đẻ phòng chữa bệnh có hiệu quả.
Trong các loại cá nước ngọt dùng để làm thực phẩm ăn hàng ngày có những loại cá vừa là thức ăn bổ dưỡng tốt, vừa là vị thuốc quý dùng đẻ phòng chữa bệnh có hiệu quả. Sau đây xin giới thiệu một số loại cá như vậy để bạn đọc tham khảo và ứng dụng khi có nhu cầu
Cá chép
Cá chép (CC) sinh trưởng ở vùng nước ngọt, sông ngòi, đầm, ao, hồ… là một thực phẩm quý, ăn rất ngon. CC có tác dụng kiện tì vị, lợi thủy thũng, thông sữa, an thai và có thể chữa trị được ho suyễn, mụn nhọt, mồm méo, mắt bị bệnh…
Những người tì vị hư nhược, kém ăn, có thể nấu cháo CC, luộc CC, ăn rất tốt. Những người mắc chứng đau và lạnh ở vùng bụng có thể ăn kèm nó với hạt tiêu và gừng. Phụ nữ sau khi sinh con, khí huyết hư nhược, thiếu máu, thiếu sữa cho con bú, dùng 1 con CC vừa ăn, cho thêm 15g đương quy, 50g hoàng kỳ nấu lên ăn ngày một lần. Người bị ho, suyễn, có thể dùng một khúc đầu CC, nấu giấm, ăn kèm với gừng, tỏi. Thịt CC có nhiều acid lutamic, glycine, hercynine, chất béo… dùng cho người mắc chứng bệnh thủy thũng do viêm thận mãn tính, xơ gan cổ chướng… Cách làm: lấy 50g đậu đỏ nhỏ, trước hết cho nước vào nấu chín, xong cho một con CC nặng khoảng 500g đã làm sạch và nấu cho đến khi CC nhừ, có thể cho thêm gia vị như hành, thì là, muối tinh, ăn cả nước lẫn cái như một món ăn bình thường.
Một số món ăn chữa bệnh chế biến từ CC
CC một con khoảng 500g đánh vẩy, bỏ ruột, rửa sạch, cho 15g đương qui, 50g hoàng kỳ, trừ ma căn (rễ cây gai lấy sợi) nấu lấy nước, dùng nước đó và cá đem nấu cháo với 60g gạo nếp đã vo sạch, có thể cho thêm gia vị cho ngon miệng. Món ăn này có tác dụng an thai và bổ dưỡng rất tốt, vì CC và rễ cây gai đều có tác dụng tốt chữa trị bệnh thai động bất an. Nếu tì thận, thai không ổn định có thể nấu canh CC với a giao để ăn: CC 1 con nặng khoảng 500g làm sạch như bình thường, a giao 12g đem hơ nóng, gạo nếp 60g cho vào nồi nấu với ít gừng, hành, vỏ quýt, muối thành món ăn, chia 2 lần ăn hết trong ngày. Liên tục ăn như thế từ 5-7 ngày. CC 1 con khoảng 500g, đánh vẩy, bỏ ruột, rửa sạch cho vào bát, cùi long nhãn 15g, hoài sơn dược 15g, cẩu khởi tử 15g, táo tàu 4 quả, cho thêm chút đường đỏ, ít rượu mùi, đậy kín, nấu cách thủy trong 3 giờ là được. Tác dụng kiện não, kiện tì dưỡng vị, dưỡng tâm, bổ máu, bổ thận ích tinh. Những người vì lo nghĩ nhiều, làm hư tổn đến tâm tì, mất ngủ, hay quên, chóng mặt nhức đầu, mệt mỏi, ăn thường xuyên món ăn này cũng tốt.
Cá diếc
Cá diếc (CD) là loài cá nước ngọt. Trong y học cổ truyền, CD được dùng với tên thuốc là tức ngư. Dược liệu có vị ngọt nhạt, tính ấm không độc, có tác dụng bổ tì vị, hành thủy, tiêu thũng, chỉ khát, làm se, sát khuẩn, được dùng trong trường hợp sau:
Dạng thuốc đơn thuần
Chữa đái tháo đường, khát nước nhiều: CD 1 con làm sạch, nhồi đầy lá chè non vào bụng, bọc giấy nhiều lần, đốt cho chín thịt cá, rồi sấy khô, tán nhỏ, uống với nước ấm làm nhiều lần trong ngày.
Chữa buồn nôn, nôn mửa: CD 1 con khoảng 250g, làm sạch trộn với sa nhân, gừng sống, hồ tiêu, mỗi thứ 3g đã phơi khô, tán nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Chữa viêm phế quản mạn tính: thịt CD thái miếng, sấy khô, tán bột. Củ bán hạ rửa sạch, đỗ chín, ngâm vào nước gừng và nước phèn trong 24 giờ (cứ 1kg rễ củ dùng 300g gừng tươi giã nát và 50g phèn chua tán nhỏ, đổ ngập nước xâm xấp). Lấy ra phơi khô, thái mỏng, rồi tẩm nước cam thảo vàng, tán bột. Gừng khô tán bột mịn. Lấy 50g bột CD trộn với 30g bột tán hạ và 3g bột gừng, uống với nước ấm làm một lần trong ngày.
Chữa phù ở trẻ em, kiết lỵ, ra máu: CD 1 con làm sạch, phèn chua 1 cục nhỏ, phi tán bột, cho vào bụng cá, đốt tồn tính, tán rây mịn. Ngày uống 10g chia làm 2 lần.
Dạng món ăn – vị thuốc
CD 1 con làm sạch, nướng qua, nấu với lá mơ, ăn hàng ngày, chữa đau gan, vàng da; nấu với rau rút làm canh ăn chữa biếng ăn; với đậu đỏ hoặc vỏ quả bí đao để tiêu phù thủng; với nấm hương làm tăng tiết sữa; với ngũ vị tử để hạ khí, làm ấm bụng; với tỏi trị tức ngực. CD 1 con phối hợp với đậu đỏ và rễ thương lục, mỗi thứ 15-20g, nấu chín nhừ, ăn cái, uống nước chữa thủy thũng, ấm bụng. Phụ nữ ở một số địa phương còn nấu CD với hoàng kỳ, kỷ tử, gừng sống, hành, hồ tiêu, giấm, đường và rượu vang làm món ăn bổ huyết, dưỡng da, làm cho da dẻ hồng hào, sắc mặt tươi tắn.
Cá trạch
Ở xứ nhiều hồ ao, sông ngòi như ở nước ta, có lẽ không ai không biết đến cá trạch (CT), một loại cá da trơn chuyên sống ở tầng nước đáy. Theo quan niệm của dinh dưỡng học cổ truyền, CT vị ngọt, tính bình, có công dụng bồi bổ tỳ vị, dưỡng thận, trừ thấp, làm hết vàng da, cầm đi lỏng và có lợi cho dương sự. Các sách thuốc cổ như Bản thảo cương mục, Trấn Nam bản thảo… đều có những kiến giải khá sâu sắc về công dụng của CT trên cả hai phương diện thực phẩm và dược phẩm. Dưới dạng các món ăn-bài thuốc, người xưa đã dùng CT để chữa các chứng bệnh như tiêu khát (đái tháo đường), dương nuy (liệt dương), trĩ, viêm gan, mụn nhọt, lở loét ngoài da…
Những bài thuốc từ CT
Bài 1: lấy 10 con CT bỏ đầu đuôi, làm sạch phơi khô, đốt thành than rồi tán bột, lá sen tươi phơi khô tán bột. Hai thứ lượng bằng nhau, trộn đều, uống mỗi ngày 3 lần mỗi lần 2 thìa nhỏ. Dùng để chữa bệnh đái tháo đường.
Bài 2: CT 120g rán vàng, hoàng kỳ 15g, đẳng sâm 15g, hoài sơn 30g, đại táo 15g, gừng tươi 5g. Tất cả đem sắc kỹ, lấy nước bỏ bã, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: bổ tì vị, bổ huyết, dùng thích hợp cho những người suy nhược cơ thể, gầy yếu, thiếu máu, trẻ em suy dinh dưỡng.
Bài 3: CT 250g, đậu phụ 500g. CT làm sạch, bỏ đầu đuôi, đậu phụ xắt miếng đem nấu chín rồi cho CT vào, đun sôi một lát là được, thêm hành, gừng tươi và gia vị, dùng làm canh ăn.
Công dụng: bổ tì vị, trừ thấp, dùng thích hợp cho người bị viêm gan, vàng da, tiểu tiện không thông.
Bài 4: CT 250g, mỡ lợn, hạt tiêu và gia vị vừa đủ. Nấu thành canh ăn liền trong nửa tháng. Có thể cho thêm tôm sống tươi 30g và một chút rượu vang.
Công dụng: bổ thận trợ dương, có lợi cho dương sự, dùng thích hợp cho người bị liệt dương, suy giảm khả năng tình dục.
Bài 5: CT 250g, cát cánh 6g, địa du 18g, hoa hòe 9g, khả tử 9g. Tất cả sắc kỹ, bỏ bã lấy nước uống.
Công dụng: chữa trĩ xuất huyết, trĩ sa không tự co lên được.
Bài 6: CT nuôi trong nước sạch 1 ngày, sau đó làm sạch bỏ phủ tạng, sấy khô ở nhiệt độ 100oC rồi tán thành bột mịn, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 10g. Công dụng: chữa viêm gan truyền nhiễm. Như vậy, có thể thấy CT không những có giá trị bổ dưỡng cao mà còn là vị thuốc quý.
BS.CK2. Nguyễn Đức Lê
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- elsa pro trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google