Cùng tìm hiểu Thương hiệu thành công ở châu Á, chi tiết bài viết:
Hơn 33 năm hoạt động, Singapore Airlines (SIA) luôn trung thành với đặc tính thương hiệu của mình. SIA đi đầu trong việc áp dụng nhiều đổi mới mang tính trải nghiệm cũng như các dịch vụ giải trí trên chuyến bay, luôn phấn đấu để giữ thứ hạng đầu.
SIA là hãng hàng không đầu tiên cung cấp các bữa ăn nóng, đồ uống miễn phí, khăn nóng với hương thơm độc đáo đặc trưng, hệ thống giải trí cá nhân và chiếu phim theo yêu cầu trong tất cả các khoang hành khách. Hãng luôn duy trì sự cải tiến như là một phần quan trọng của thương hiệu, đồng thời môi trường ở khoang hành khách và sự trải nghiệm kết hợp là những yếu tố chính tạo nên thành công của hãng.
Về mặt công nghệ, Singapore Airlines vẫn duy trì đội bay “trẻ” nhất trong số tất cả các hãng hàng không lớn, đảm bảo chính sách nghiêm ngặt về việc thay thế máy bay cũ với những mô hình mới và tốt hơn. SIA luôn đi đầu trong việc sử dụng những loại máy bay hiện đại như máy bay phản lực Boeing 747, Boeing 777 và năm 2006, hãng là khách hàng đầu tiên sử dụng Airbus A380 – máy bay chở khách lớn nhất thế giới. Ngay cả những chiếc máy bay cũng được đặt thương hiệu, ví dụ như 747 Megatop và 777 Jubilee, nhằm phân biệt rõ ràng hơn giữa SIA với các thương hiệu cạnh tranh.
Trong khoảng thời gian cộng tác với British Airways (BA) cuối những năm 1970, SIA cũng sử dụng máy bay Concorde trong những chuyến bay từ Singapore sang London. Một bên máy bay được sơn với màu sắc và logo của SIA, bên kia là của BA, sử dụng tổ lái và đội ngũ tiếp viên của cả hai hãng.
Singapore Airlines là hãng hàng không thương mại đầu tiên sử dụng Airbus A380 Chiến lược đằng sau chương trình công nghệ thật rõ ràng – mục tiêu là gia tăng hiệu quả chi phí khi sử dụng những chiếc máy bay tối tân nhất. Ví dụ, việc khai trương dịch vụ bay thẳng tới Los Angeles và New York năm 2004 đã thu hút sự chú ý lớn của giới truyền thông toàn cầu, đồng thời giữ vững lời hứa đổi mới thương hiệu. Hãng sử dụng loại máy bay thương mại chở khách dài nhất thế giới, bay thẳng từ Singapore tới New York, trong hơn 18,5 giờ. Loại máy bay đặc biệt dành cho những chuyến hành trình dài như vậy (Airbus 340-500) gắn liền với tên tuổi thương hiệu ban lãnh đạo của hãng, càng khẳng định lời hứa thương hiệu mà hãng đề ra.
Một lợi thế của SIA trong việc kiên trì theo đuổi chiến lược thương hiệu chính là sức ảnh hưởng đáng kể từ giới truyền thông toàn cầu và sự công nhận mang tầm quốc tế. Singapore Airlines đã nhận thức được rằng tuổi thọ của những gì gọi là đổi mới thường rất ngắn ngủi. Một khi các hãng hàng không khác cũng áp dụng kỹ thuật mà họ đang sử dụng thì nó không còn được coi là “đổi mới” nữa. Vì thế, SIA tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào hoạt động nghiên cứu và phát triển, đổi mới và công nghệ như một phần cơ bản không thể tách rời của chiến lược kinh doanh, tạo nên sự khác biệt rõ ràng hơn cho thương hiệu.
Tháng 10 năm 2004, khi trận sóng thần tràn vào châu Á, SIA đã cam kết vận chuyển cứu trợ thông qua mạng lưới vận chuyển toàn cầu. Trong vòng ba tuần, SIA đã chuyển tới 325 tấn hàng cứu trợ. Nhân viên của SIA đã quyên góp được 110.300 đôla, toàn công ty đã đóng góp 183.000 đôla cho Hội Chữ thập đỏ.
Việc cá nhân hóa thương hiệu Singapore Airlines được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên nam và nữ của hãng. Tuy nhiên, các nữ tiếp viên hàng không, thường được nhắc đến là những “Cô gái Singapore”, được mọi người nhớ tới nhiều nhất. Từ khi mới ra đời năm 1972, SIA đã đặt hàng nhà thiết kế thời trang cao cấp người Pháp Pierre Balmain thiết kế trang phục cho đội ngũ tiếp viên. Balmair đã thiết kế mẫu đồng phục đặc biệt Malay sarong kebaya mà sau này trở thành một trong những biểu tượng nhận biết đặc trưng của hãng – một phần đặc biệt và bắt mắt trong toàn bộ trải nghiệm thương hiệu.
“Cô gái Singapore” – đại sứ thương hiệu chính của Singapore Airlines, trong công viên Central Park, thành phố New York Chiến lược “Cô gái Singapore” đã trở thành một ý tưởng đầy ấn tượng và là biểu tượng thương hiệu thành công, với hình ảnh cô gái mang dáng dấp thần thoại và tỏa ngát hương. Cô gái Singapore toát lên những giá trị Á Đông, hiện thân của sự hiếu khách, sự quan tâm, đằm thắm, dịu dàng, thanh lịch và trang nhã. Hình tượng này một lần nữa khẳng định cam kết của SIA, hướng tới dịch vụ bay và chất lượng tuyệt hảo. Hình ảnh này trở nên nổi tiếng đến nỗi năm 1994, viện bảo tàng Madame Tussaud ở London đã quyết định trưng bày hình ảnh “Cô gái Singapore” như một trong những gương mặt quảng cáo đầu tiên.
See Biew Wah, nữ tiếp viên SIA, đang mặc bộ đồng phục của nhà thiết kế người Pháp Balmain và phu nhân Madeleine Kohler Ngoài ra SIA còn tiến hành một chương trình đào tạo toàn diện và khắt khe đối với tất cả nhân viên trong hãng nhằm đảm bảo hành khách có thể có được trải nghiệm thương hiệu SIA một cách đầy đủ và nhất quán nhất. Hãng còn có một học viện đào tạo riêng ở Singapore – nơi tất cả nhân viên của hãng thuộc mọi trình độ đều được đào tạo, đào tạo lại và thường xuyên được sát hạch. Đội ngũ tiếp viên phục vụ trên máy bay phải qua ít nhất bốn kỳ kiểm tra mỗi năm để đảm bảo khách hàng được tận hưởng dịch vụ mang thương hiệu của hãng phục vụ, đồ ăn cho đến công tác cứu trợ trong trường hợp khẩn cấp.
Amanresorts – Thương hiệu “bất khả chiến bại”
Amanresorts – một trong những khu nghỉ dưỡng nổi tiếng ở châu Á. Ảnh: Amanresorts.com. |
Amanresorts là một trong những thương hiệu thành công nổi lên ở châu Á. Được đánh giá là khu nghỉ mát sang trọng nhất thế giới, Amanresorts được biết đến bởi dịch vụ tuyệt hảo, xa xỉ, khách hàng cao cấp và nằm ở những vị trí lý tưởng nhất thế giới. Trung thành với ý nghĩa của thương hiệu (trong tiếng Sanskrit, Aman có nghĩa là bình yên), Amanresorts là khu nghỉ dưỡng cung cấp những trải nghiệm tuyệt diệu và bình yên cho khách hàng, thông qua việc đảm bảo sự riêng tư và tuyệt đối tôn trọng bí mật về khách hàng, trong số đó có nhiều nhân vật nổi tiếng. Một tạp chí từng ca ngợi Amanresorts là một nơi “giữ bí mật hoàn hảo”.
Mặc dù không đi theo con đường xây dựng thương hiệu truyền thống (sẽ thảo luận kỹ hơn ở phần sau), Amanresorts đã trở thành một trong những thương hiệu mạnh nhất trong ngành công nghiệp du lịch trên toàn thế giới. Là sự pha trộn hoàn hảo giữa một khu nghỉ mát với nguồn di sản, văn hóa và lịch sử địa phương, Amanresorts chính là thiên đường trên mặt đất. Thương hiệu nổi danh này được Adrian Zecha – nhà sáng lập kiêm chủ tịch tập đoàn người Hà Lan-Indonesia dẫn dắt với tầm nhìn xa trông rộng và chiến lược kinh doanh rõ ràng.
Thiên đường trên mặt đất ở Amanwella (Sri Lanka). Tài sản thương hiệu của Amanresorts được xây dựng bởi cá tính mạnh mẽ và khác biệt kết hợp với triết lý của doanh nghiệp. Nhóm quản trị, đứng đầu là Adrian Zecha, khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư vào mọi khía cạnh của thương hiệu để đảm bảo lời hứa thương hiệu của Amanresorts được truyền tải đầy đủ đến mọi khách hàng.
Amanresorts ra đời nhằm chống lại mô hình phát triển truyền thống của ngành công nghiệp khách sạn và khu nghỉ dưỡng. Khu nghỉ dưỡng đầu tiên trong hệ thống của Amanresorts được xây dựng ở Phuket, Thái Lan vào tháng 12 năm 1987 với tên gọi là Amanpuri. Dựa trên triết lý sáng lập, Amanpuri chỉ có trên dưới 50 phòng thay vì trên 400 phòng bình thường trong các chuỗi khách sạn lớn khác. Đó là một phần trong chiến lược. Chỉ có trên dưới 50 phòng trong mỗi khu nghỉ dưỡng thuộc hệ thống Amanresorts, công ty đã thành công trong việc cung cấp những dịch vụ đặc biệt tầm cỡ quốc tế đến từng du khách. Lợi nhuận mà Amanresorts thu về từ mỗi phòng là lớn nhất trong ngành công nghiệp này.
Adrian Zecha từng tuyên bố: “Điểm mấu chốt của toàn bộ vấn đề là giữ cho mọi việc càng không đi theo lối mòn càng tốt”. Chiến lược đó thành công đến mức ngày nay Amanresorts đã mở rộng lãnh địa với “những mảnh thiên đường” trải rộng xuyên suốt 11 nước – Pháp, Indonesia, quần đảo Polynesia thuộc Pháp, Thái Lan, Campuchia, Morocco, Philipines, Mỹ, Ấn Độ, Bhutan và Sri Lanka, cũng nhiều nơi khác đang trong quá trình chuẩn bị.
Có được những địa điểm đẹp là nhân tố chính trong ngành công nghiệp khách sạn. Đối với những thương hiệu cao cấp như Amanresorts, điều đó càng đặc biệt ý nghĩa, là sự khẳng định thành công của chính công ty. Adrian Zecha được biết tới như một người định vị địa điểm đại tài, có khả năng nhạy bén đặc biệt trong việc xác định những địa điểm sinh lời trong tương lai. Ông từng cho rằng Croatia sẽ là “điểm nóng” du lịch tiếp theo của châu Âu, ngay cả khi cuộc chiến tranh trên bán đảo Balkan, thuộc phía đông nam châu Âu, vẫn đang chia rẽ nhiều quốc gia trong khu vực.
Nhiều địa điểm lý tưởng và thường nằm ở dạng tiềm ẩn trên thế giới đều thuộc quyền sở hữu của những gia đình quý tộc, vì vậy rất hiếm khi họ nghĩ đến việc bán đi báu vật của dòng tộc. Khi những gia đình này quyết định bán chúng, thì rất có thể vì Zecha là người đầu tiên đưa ra lời đề nghị, thông qua danh tiếng và mạng lưới độc nhất của mình. Nói như Anil Thadani, đồng sáng lập Amanresorts: “Nếu có ai đó gọi đến, từ Brazil chẳng hạn, và nói họ có một địa điểm tuyệt đẹp, thì ngay lập tức trong ngày hôm ấy Adrian Zecha sẽ không ngần ngại bay thẳng đến xem xét. Ông ấy nổi tiếng cũng là vì thế”.
(Trích cuốn sách “Chiến lược thương hiệu châu Á” do Công ty Alpha Books phát hành)
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- elsa pro trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google