Cùng tìm hiểu Từ thực tiễn chọn cách làm, chi tiết bài viết:
Việc tăng cường cán bộ có trình độ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh theo Ðề án 1816 của Bộ Y tế đang được các bệnh viện trên địa bàn Ðà Nẵng triển khai với những cách làm phù hợp.
Ðưa phẫu thuật sọ não về tuyến huyện
Bệnh viện khu vực Cánh Bắc (Quảng Nam) là điển hình trong số đó. Là bệnh viện khu vực, đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân các huyện phía bắc tỉnh Quảng Nam như: Duy Xuyên, Ðông Giang…, nhưng thực tế trình độ cán bộ y tế vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu trang thiết bị y tế. Bệnh viện được tiếp nhận chín cán bộ từ Bệnh viện Ðà Nẵng về luân phiên và được chuyển giao bốn kỹ thuật: thận nhân tạo; phẫu thuật nội soi tai-mũi-họng; kỹ thuật chụp CT và phẫu thuật sọ não. Thống kê cho thấy đã có hàng nghìn lượt người bệnh được sử dụng các kỹ thuật đó ngay tại cơ sở. Ðáng chú ý, kỹ thuật phẫu thuật sọ não được thực hiện thành công đã cứu sống được ba người bệnh (đều bị tai nạn giao thông). Bệnh viện Cánh Bắc (Quảng Nam) là bệnh viện tuyến huyện thứ hai trong cả nước (cùng Bệnh viện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh) sau khi được chuyển giao đã độc lập thực hiện được kỹ thuật phẫu thuật sọ não.
Cuối giờ chiều, nhưng Trung tâm y tế quận Hải Châu vẫn còn hàng chục người đang xếp hàng chờ khám bệnh. Ðây là điều khá bất ngờ với chúng tôi, khi mô hình trung tâm y tế tuyến quận tại các thành phố lớn thường ít có người bệnh đến khám, chữa bệnh. Bác sĩ Nguyễn Duy Hải, Giám đốc bệnh viện cho biết: Nằm trên địa bàn thành phố, cho nên bệnh viện từng bước lựa chọn một số chuyên ngành nhất định để có đầu tư phát triển phù hợp. Trong hơn một năm qua, khi có đề án 1816 sau khi cử cán bộ đi học rồi đón bác sĩ về chuyển giao, đến nay, bệnh viện đã làm chủ được cả bốn kỹ thuật về chăm sóc sơ sinh và phẫu thuật nội soi mũi xoang (chỉnh hình vách ngăn; nạo sàng trước, sàng sau; chỉnh hình cuống mũi). Chả thế mà mỗi tháng tại đây đều đón hơn 200 em bé cất tiếng khóc chào đời; 150 giường lúc nào cũng chật người bệnh.
Kết nghĩa để hỗ trợ hiệu quả hơn
Là bệnh viện tuyến trung ương nhưng còn nhiều khó khăn, cho nên Bệnh viện C Ðà Nẵng cũng “biết mình biết người” trong việc thực hiện luân phiên hỗ trợ tuyến dưới. Giám đốc Bệnh viện, bác sĩ Nguyễn Hữu Quốc Nguyên đánh giá: So với bệnh viện của thành phố, thì Bệnh viện C yếu về trình độ cán bộ, thiếu kỹ thuật, trang thiết bị. Nhiều ca bệnh khó phải nhờ Bệnh viện Ðà Nẵng trợ giúp. Với điều kiện hiện có, ngoài nhiệm vụ chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật và đào tạo cho các Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ các tỉnh miền trung, Tây Nguyên, Bệnh viện C Ðà Nẵng lựa chọn đơn vị phù hợp để luân phiên hỗ trợ theo đề án 1816 của Bộ Y tế. Ðã có 24 lượt cán bộ của bệnh viện luân phiên hỗ trợ các Bệnh viện Dung Quất (Quảng Ngãi), Hội An (Quảng Nam)… Ngoài thực hiện luân phiên như mô hình chung đang triển khai, Bệnh viện C Ðà Nẵng thực hiện kết nghĩa với trung tâm y tế hai huyện Hiệp Ðức và Nam Giang. Ðây là mô hình mới trong việc thực hiện đề án 1816 từ bệnh viện trung ương về với các huyện miền núi.
Với việc lựa chọn cách làm phù hợp, cách triển khai đề án 1816 của các bệnh viện ở Ðà Nẵng đem lại những hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao năng lực chuyên môn cho bệnh viện tuyến dưới.
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- Spotify Premium trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
- Đăng ký zoom giá rẻ
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google